Mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt – Giải pháp cho máy công nghiệp

Đánh giá bài viết!
[Đánh giá: 1 ]

Vòng bi là một bộ phận không thể thiếu trong nhiều loại máy móc công nghiệp. Tuy nhiên, khi hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao, vòng bi có thể bị mòn nhanh chóng, ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của máy. Để khắc phục vấn đề này, mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt ra đời như một giải pháp hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ của vòng bi. Trong bài viết này, cùng Việt Nhật tìm hiểu về mỡ bôi trơn vòng bi và cách lựa chọn loại chất lượng phù hợp.

Giới thiệu mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt

Mỡ chịu nhiệt cao dành cho vòng bi là một sản phẩm đặc biệt, được cung cấp bởi Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Công Nghiệp Việt Nhật. Công ty chuyên cung cấp và phân phối thiết bị tự động hóa cùng thiết bị phụ tùng tiêu hao cho ngành công nghiệp sản xuất. Với mối quan hệ đối tác với các thương hiệu từ Nhật Bản, Canada, Anh, Pháp và Đức, Việt Nhật đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất.

Tìm hiểu về mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt

Tìm hiểu về mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt

Mỡ bôi trơn cho vòng bi được pha chế từ dầu gốc, chất làm đặc và các phụ gia đặc biệt để chịu được nhiệt độ từ 200°C đến 600°C. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mỡ khác nhau nhằm đáp ứng được cho các loại máy móc, thiết bị và mục đích sử dụng.

Mỡ bôi trơn vòng bi có những thành phần nào?

Mỡ bôi trơn chịu nhiệt được cấu tạo bởi nhiều thành phần, trong đó có ba thành phần chính: Chất làm đặc, phụ gia chống gỉ và dầu gốc…

Dầu gốc

Khoảng 60% thành phần của mỡ chịu nhiệt là dầu gốc tổng hợp. Phần còn lại của loại mỡ bôi trơn này là dầu gốc khoáng và dầu bán tổng hợp.

Chất làm đặc

Có hai loại chất làm đặc chính được sử dụng trong sản xuất mỡ vòng bi:

  • Chất làm đặc gốc xà phòng: Đây là sản phẩm của quá trình xà phòng hoá, giúp mỡ chịu được nhiệt độ cao hơn.
  • Chất làm đặc gốc sáp: Sản phẩm này được chia thành hai loại là các hợp chất paraphin (nhiệt độ nóng chảy thấp) và các hợp chất ozokerite (nhiệt độ nóng chảy cao). Chất làm đặc gốc sáp thường ổn định hơn và có khả năng thay đổi độ đặc linh hoạt hơn.

Thành phần có trong mỡ bôi trơn vòng bi

Thành phần có trong mỡ bôi trơn vòng bi

Phụ gia chống gỉ

Phụ gia đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng của mỡ chịu nhiệt. Trong mỡ bôi trơn chịu nhiệt cho vòng bi, phụ gia chiếm khoảng 0,5% và bao gồm:

  • Phụ gia chống oxy hóa
  • Phụ gia chịu cực áp cao
  • Phụ gia chống ăn mòn
  • Phụ gia chịu nhiệt độ
  • Phụ gia tách nước và khử nhũ

Cách lựa chọn  mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt chất lượng

Có nhiều yếu tố cần xem xét khi lựa chọn mỡ bôi trơn dành cho vòng bi, bao gồm nhiệt độ làm việc, môi trường làm việc, mức tải, tốc độ, chu kỳ bảo dưỡng thay mỡ và giá cả. Dựa các yếu tố này, bạn có thể lựa chọn loại mỡ với thành phần dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia phù hợp:

Cách tính hệ số tốc độ vòng bi

Việc xác định hệ số tốc độ của vòng bi rất quan trọng trong việc lựa chọn mỡ vòng bi chịu nhiệt. Hệ số của mỗi vòng bi đều có hệ số tốc độ (NDm) và mỡ bôi trơn cũng tương tự, vì vậy việc xác định NDm của vòng bi để so sánh với NDm của mỡ. Nếu NDm của mỡ lớn hơn NDm của vòng bi, mỡ hoàn toàn có thể sử dụng được tại tốc độ tương ứng.

Ví dụ, mỡ cao tốc bôi trơn vòng bi có hệ số tốc độ NDm là 200.000. Vòng bi có đường kính trong Dm là 50 mm và đường kính ngoài Dm là 70mm, với tốc độ RPM là 3000 vòng/phút.

Lựa chọn mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt chất lượng

Lựa chọn mỡ bôi trơn vòng bi chất lượng

Xem thêm: Top 8 loại mỡ vòng bi chịu nhiệt SKF phổ biến hiện nay

Công thức tính NDm của vòng bi là:

  • NDm=(dm+Dm)2×RPM\text{NDm}=\frac{(dm+Dm)}{2}\times\text{RPM}NDm=2(dm+Dm)​×RPM

Áp dụng công thức:

  • NDm=(50+70)2×3000=180.000\text{NDm} = \frac{(50 + 70)}{2} \times 3000 = 180.000NDm=2(50+70)​×3000=180.000.
  • Vì NDm của mỡ cao tốc lớn hơn NDm của vòng bi, mỡ hoàn toàn có thể sử dụng cho vòng bi tại tốc độ 3000 vòng/phút.

Lượng mỡ bôi trơn vòng bi được tính như thế nào?

Số lượng mỡ bôi trơn chịu nhiệt thích hợp cho vòng bi có thể được tính theo công thức:

  • G=0.005×D×BG = 0.005 \times D \times BG=0.005×D×B

Trong đó:

  • G là trọng lượng dầu mỡ (gam)
  • D là đường kính ngoài (mm)
  • B là chiều rộng chịu lực (mm)

Ví dụ, vòng bi có mã số 6000 với đường kính ngoài D=26mm và chiều rộng B=8mm, lượng mỡ cần dùng để bôi trơn vòng bi là: G=0.005×26×8=1.04 gamG = 0.005 \times 26 \times 8 = 1.04 \text{ gam}G=0.005×26×8=1.04 gam.

Lưu ý rằng dùng quá nhiều mỡ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến máy móc. Quá nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng ma sát, khiến nhiệt độ vượt quá điểm nhỏ giọt của mỡ, gây ra quá trình oxy hóa và làm hỏng ổ trục sớm.

Kết luận

Việt Nhật là đơn vị cung cấp mỡ chịu nhiệt cao dành cho vòng bi, với cam kết về chất lượng sản phẩm nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian. Ngoài mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt, chúng tôi còn cung cấp bơm mỡ tự động đơn điểm và đa điểm. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của công ty luôn sẵn sàng tư vấn giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng.

Trả lời