Có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn mỡ chịu nhiệt độ cao bôi trơn cho máy móc, thiết bị. Việc chọn lựa phải căn cứ vào các yếu tố như: Loại dầu gốc, độ nhớt, chỉ số độ nhớt, chất làm đặc, thành phần phụ gia, nhiệt độ môi trường, nhiệt độ vận hành, tải trọng, tốc độ…; Với nhiều chi tiết cần giải quyết, việc chọn đúng loại mỡ bôi trơn phải phù hợp với từng điều kiện nhiệt độ từ trung bình đến cao và rất cao của thiết bị.
Nhiệt độ cao
“nhiệt độ cao” là đặc tính tương đối khi mô tả về điều kiện nhiệt độ. Một số ứng dụng trong ngành thép cần mỡ để bôi trơn như quá trình cán thép, đúc liên tục thì yêu cầu nhiệt độ vận hành từ 180 độ C đến 200 Độ C. Các nhà lắp ráp ô tô sử dụng các loại mỡ bôi trơn băng tải trong các lò sấy để sơn các bộ phận bằng kim loại. Nhiệt độ của các lò nung đốt này được duy trì ở mức 250 độ C.
Trong hai trường hợp này, các tiêu chí lựa chọn khác nhau đáng kể. Ngoài khả năng chịu nhiệt, mỡ được sử dụng trong các ứng dụng sản xuất thép có thể yêu cầu khả năng lưu chuyển tốt, tính ổn định oxy hóa, khả năng chống nước và khả năng bơm tốt, với mức giá phù hợp và lượng tiêu thụ lớn. Trong sản xuất ô tô vị trí lò nung thì phải yêu cầu nhiệt độ làm việc rất cao, ngoài các tính chất chống oxy hóa, chống nước thì có thêm đặc tính ổn định nhiệt cực cao.
Dải nhiệt độ
Điểm đầu tiên hợp lý để chọn mỡ nhiệt độ cao là xem xét tính chất của nhiệt độ và nguyên nhân sự xuống cấp của sản phẩm. Mỡ có thể được phân chia theo điều kiện nhiệt độ xem Bảng 1.
Có một mối tương quan chung giữa từng dải nhiệt độ làm việc của mỡ tương ứng với từng mức giá khác nhau cho mỗi kg. Chẳng hạn, một loại mỡ bôi trơn với thành phần PFPE (loại mỡ tổng hợp) có thể hoạt động hiệu quả đến 570ºF (300ºC) trong các ứng dụng cho ngành hàng không, vũ trụ nhưng cũng có thể tốn hàng chục triệu đồng cho mỗi kg.
Dầu gốc
Khi lựa chọn chất bôi trơn cho các ứng dụng, một trong những điều kiện đầu tiên là việc xem xét các đặc tính hiệu suất của dầu gốc. Mỡ bao gồm 3 thành phần cơ bản: dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia. Có rất nhiều lựa chọn từ đó nhà sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng. Bảng 2 thể hiện một số cách lựa chọn này
Dầu gốc có thể được chia thành dầu gốc khoáng và dầu gốc tổng hợp. Dầu khoáng là thành phần cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất, chiếm khoảng 95% lượng mỡ được sản xuất. Dầu tổng hợp bao gồm dầu gốc ester, PAO, Silicone và một số loại khác được thể hiện ở bảng 2.
Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ phân chia dầu gốc thành năm nhóm được thể hiện ở bảng 3.
Chất làm đặc
Các vật liệu được chọn làm chất làm đặc có thể là chất hữu cơ như polyurea; Vô cơ như đất sét hoặc silic; Hoặc xà phòng / xà phòng phức hợp như: phức hợp lithium, nhôm hoặc canxi sulfonat. Tính hữu ích của mỡ theo theo thời gian phụ thuộc rất lớn vào chất làm đặc. Ví dụ, silic có điểm nhỏ giọt là 2.732ºF (1.500ºC) hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt. Một số mỡ bôi trơn với chất làm đặc là đất sét (bentonite) cũng có điểm nóng chảy rất cao, với điểm nhỏ giọt từ từ 500ºC trở lên.
Với chất làm đặc polyurea hữu cơ ngoài điều kiện điểm nhỏ giọt cao như bentonite thêm vào đó nó có tính chống oxy hóa và chống mài mòn, độ ổn định nhiệt cực kì cao. Chất làm đặc Polyurea có thể trở nên phổ biến hơn nhưng chúng rất khó sản xuất. Tương tự như polyurea, chất làm đặc canxi sulfonat có các đặc tính chống oxy hóa, các tính chất chống rỉ, chống mài mòn nhưng ngoài ra còn có khả năng chịu cực áp EP, tải trọng cao
Lựa chọn loại thứ ba với chất làm đặc là xà phòng hoặc xà phòng phức hợp. Chất làm đặc Lithium complex có nhiệt độ làm việc cao hơn chất làm đặc là litihum. Lựa chọn này được áp dụng cho những ứng dụng mà không đòi hỏi điều kiện làm việc quá khắc nghiệt, nhiệt độ dưới 180 độ C.
Bảng 4 thể hiện điều kiện nhiệt độ làm việc và nhiệt độ nhỏ giọt tùy thuộc vào mỗi loại chất làm đặc khác nhau:
Chất phụ gia
Các chất phụ gia được lựa chọn để sản xuất dầu mỡ cũng phải được xem như là một bộ phận của toàn bộ quá trình. Các chất phụ gia nhằm bổ sung tính chất tốt hơn cho mỡ như: phụ gia chống oxy hóa, chống ăn mòn, chống mài mòn, phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, phụ gia chống thấm nước …;
Như vậy để lựa chọn một loại mỡ chịu nhiệt phù hợp thì cần phải chọn theo các tiêu chí trên, ngoài ra còn phải căn cứ vào một số yếu tố khác như: phạm vi nhiệt độ thực. (Sử dụng súng đo nhiệt để đo nhiệt độ hoạt động của mỡ). Xem có vượt quá 392ºF (200ºC) hay không? Xác định chu trình hoạt động của thiết bị, xem hoạt động liên tục hay không liên tục, xem xét điều kiện làm việc có khắc nghiệt? môi trường có bị ô nhiễm hay không?
Thông Tin Liên Hệ
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Công Nghiệp Việt Nhật
Văn Phòng: Lô Liền Kề 26/6 Ngô Thì Nhậm, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Tel : 0962 599 993 – 0946 945 056
Email: vietnhat.hn01@gmail.com
Website: thietbibommo.vn